41 dấu hiệu cho biết lục phủ ngũ tạng có vấn đề

Lục phủ ngũ tạng là cụm từ rất quen thuộc với tất cả chúng ta, hầu như ai cũng từng nghe tới. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được lục phủ ngũ tạng là gì, những biểu hiện cho thấy lục phủ ngũ tạng đang có vấn đề và làm thế nào để chúng luôn khỏe mạnh?

Lục phủ ngũ tạng
Lục phủ ngũ tạng phân theo ngũ hành

Lục phủ ngũ tạng là gì?

Người xưa hay có câu “lục phủ ngũ tạng” dùng để chỉ các bộ phận quan trọng, giúp duy trì sự sống trong cơ thể con người.

Lục phủ

Còn “lục phủ” bao gồm 6 bộ phận chính cấu thành nên hệ tiêu hóa và bài tiết, chính là Vị, Đởm, Tam Tiêu, Bàng Quang, Tiểu Trường, và Đại Trường.

  1. Vị ý chỉ dạ dày
  2. Đởm ý chỉ mật
  3. Tam tiêu ý chỉ thượng tiêu, trung tiêu, và hạ tiêu. Thượng tiêu là phần cuống họng trở lên, trung tiêu là phần giữa của dạ dày, và hạ tiêu phần cuống dưới của dạ dày.
  4. Bàng quang ý chỉ bọng đái
  5. Tiểu Trường ý chỉ ruột non
  6. Đại Trường ý chỉ ruột già

Ngũ tạng

“Ngũ tạng” là 5 bộ phận chứa đựng và chuyển hóa nằm ở trên toàn bộ cơ thể, bao gồm Tâm, Can, Tỳ, Phế, Cật.

  1. Tâm ý chỉ tim
  2. Can ý chỉ gan
  3. Tỳ ý chỉ lá lách
  4. Phế ý chỉ phổi
  5. Cật ý chỉ thận

41 Dấu hiệu cho biết lục phủ ngũ tạng có vấn đề

Tham khảo 41 biểu hiện của cơ thể dưới đây, có thể giúp quý vị nhận biết tình trạng lục phủ ngũ tạng của mình. Từ đó giúp quý vị tìm phương pháp phù hợp để cải thiện.

  1. Mồ hôi dầu, hôi nách thường bị thấp nhiệt trong người.
  2. Ấn đường (chính giữa hai chân lông mày) u ám: khí huyết lưu thông không tốt, dễ bị các kích xúc bên ngoài. Báo hiệu sắp có họa xảy ra trong đó có sức khỏe.
  3. Mùi cơ thể quá thơm cẩn thận tỳ (lá lách) sắp tuyệt.
  4. Mùi cơ thể quá thối cẩn thận có bệnh dạ dày, nặng có thể ung thư dạ dày.
  5. Hay nằm sấp thường có bệnh đường tiêu hóa.
  6. Trẻ con có đường nổi giữa trán đừng ngại vì đó là dấu hiệu thông minh do máu lên não, lưu thông tốt.
  7. Hay chảy máu chân răng, lợi đỏ thường dạ dày nóng.
  8. Hơi thở mùi thối khẳn dạ dày nóng.
  9. Hơi thở có mùi chua dạ dày lạnh.
  10. Hay tức giận,mắt đỏ,nhiều rỉ mắt gan nóng.
  11. Hay chảy nước mắt dễ xúc động gan và thận bị lạnh.
  12. Hay trầm uất lo nghĩ lá lách kém.
  13. Tai ù tai điếc do khí huyết bị tắc thận kém.
  14. Hay bị cảm dương khí hư lỗ chân lông mở.
  15. Rìa lưỡi có nhiều nốt đỏ gan nóng tích độc.
  16. Môi nhợt máu lưu thông kém.
  17. Môi đỏ quá mức tim và lá lách nóng.
  18. Đại tiện phân sống lá lách và thận lạnh.
  19. Đại tiện phân đen như rau để qua đêm bị xuất huyết hệ tiêu hoá.
  20. Bị tiêu chảy phân vàng nhiều bọt không phải bị lạnh mà bị nóng quá.
  21. Nước tiểu vàng người khô nóng.
  22. Nước tiểu trong thận bị lạnh.
  23. Hay bị đi tiểu đêm thận khí hư.
  24. Hay đau bụng đi ngoài buổi sáng thận bị lạnh.
  25. Tai chảy mủ tim bị nóng.
  26. Hay quên lơ đễnh tim và thận phối hợp làm việc không được tốt thiếu tinh chất.
  27. Đờm trắng nước mũi trong phổi bị lạnh
  28. Phụ nữ đầu mũi đo tử cung bị xung huyết
  29. Cơ thể cảm thấy trên nóng dưới lạnh hoặc trên nặng dưới nhẹ do thận dương hư.
  30. Quầng mắt thâm đen thận hư tinh lực thiếu hụt.
  31. Hay ra mồ hôi trộm người nóng quá.
  32. Mồ hôi ra ban ngày khi thức lại có mùi chua người lạnh quá.
  33. Gót chân khô nứt thận khô thiếu dưỡng chất.
  34. Bàn chân nóng rát thận hư cẩn thận tiểu đường huyết áp.
  35. Bàn tay lạnh nhiều mồ hôi tay do lá lách lạnh quá.
  36. Lông mày rụng nhiều phổi và thận khí hư.
  37. Tóc bạc thận khí hư hoặc máu xấu, thần kinh suy nhược.
  38. Chóng đói người không béo được dù ăn nhiều do dạ dày nóng quá.
  39. Người phù tích nước thận và lá lách đã hư.
  40. Bụng phình to chân tay teo nhẽo gan đã bị xơ lá lách sắp ngừng hoạt động.
  41. Chân bị phù là thận hư.

Tự điều chỉnh cơ thể qua ăn uống

  1. Bổ máu ăn nhiều rau dền đỏ, cải cúc, cải xoong
  2. Làm hạ thân nhiệt uống diếp cá với lá dâu
  3. Làm mát đường tiết niệu uống râu ngô,mã đề,rễ cỏ chanh
  4. Mát máu ăn rau dền rau đay
  5. Làm ấm phổi dùng gừng tươi
  6. Làm ấm gan dùng quế vỏ mỏng vừa
  7. Làm ấm thận dùng quế vỏ dày,rễ cau
  8. Làm mát tim uống cỏ mần trầu hoặc hạt mã đề (xa tiền tử), tâm sen
  9. Làm mát gan uống rau má ,rau diếp cá lá đinh lăng atiso
  10. Làm mát dạ dày uống bột sắn dây, rau bắp cải, rau muống, su hào Nếu bị đau dạ dày do dạ dày nóng quá ăn dùng cách này cũng khỏi
  11. Làm mát phổi uống nước lá dâu, nước mía, củ cải trắng
  12. Làm mát thận uống đỗ đen
  13. Làm ấm dạ dày dùng hạt tiêu,gừng nướng
  14. Làm mát lá lách uống nước mía, nước dừa
  15. Làm ấm lá lách giúp ấm chân tay ăn sả quế gừng xương sông lá lốt củ riềng
  16. Làm nóng máu giúp hoạt huyết ăn ngải cứu
  17. Làm ấm từ bụng xuống chân dùng vỏ rễ cây ngũ gia bì
  18. Đầu nóng chân lạnh ngâm chân nước gừng ấm cho nhiệt rút xuống dưới
  19. Đầu lạnh đau nửa đầu vào mùa đông đặc biệt lúc sương giá dùng quế đun nước gội đầu cho ấm lên máu lưu thông sẽ hết đau đầu

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Điều kiện cần để được lên thiên đàng

Tin vịt: Siêu quảng cáo