15 kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

Trẻ nhỏ rất cần trang bị những kỹ năng sống để có thể tự bảo vệ mình và xử lý tình huống. Tuy nhiên, đa số các bố mẹ chú trọng việc dạy trẻ học thật tốt những kiến thức trong sách vở, trên trường lớp mà quên mất rằng việc trang bị kỹ năng sống cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi những kỹ năng này sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ trong việc hình thành và hoàn thiện các hành vi ứng xử, giúp trẻ xử lý các vấn đề trong cuộc sống tốt hơn, trở thành người lịch sự, văn minh và có trách nhiệm với những việc mình làm.

kỹ năng sống cần thiết cho trẻ
Trẻ nhỏ rất cần trang bị những kỹ năng sống để có thể tự bảo vệ mình và xử lý tình huống hợp lý

Rèn luyện thói quen không ngừng học hỏi và đọc sách

Chịu khó học hỏi, tìm tòi thế giới xung quanh từ môi trường, từ sách vở sẽ giúp trí tuệ của trẻ phát triển vượt trội.

Ngoài những cuốn sách giáo khoa, hãy cho trẻ đọc những cuốn sách về các mới mẻ hơn, thú vị hơn về các tình huống trong đời sống, có thể là truyện cổ tích. Trẻ sẽ dần nhận thức đâu là hành vi tích cực nên làm, đâu là hành vi tiêu cực không nên làm.

Dạy trẻ chơi với bạn bè

Cho con mình chơi đùa cùng các bạn, các bé hàng xóm. Khuyến khích con làm việc theo nhóm để con có thể tự mình quan sát, cảm nhận được những cảm xúc của người khác, từ đó con sẽ dễ dàng chấp nhận khi bị bất đồng quan điểm.

Dạy trẻ kỹ năng sống về cách làm việc nhóm

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thế giới ngày nay đã trở thành một ngôi làng toàn cầu. Việc dạy trẻ làm việc nhóm và biết chấp nhận sự khác biệt của mọi người là rất cần thiết. Để có thể dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non, ngay từ bây giờ, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ chơi chung với bạn bè, tham gia nhiều hoạt động nhóm. Nhờ những việc này, trẻ sẽ học được cách chơi nhóm hay làm việc nhóm cùng bạn bè. Thông qua đó, bố mẹ cũng có thể dạy cho trẻ cách nhìn thoáng hơn và hài hòa hơn với những người có quan điểm khác biệt với trẻ.

Dạy trẻ kỹ năng giải quyết bất động quan điểm

Không thể tránh khỏi việc thảo luận mà bất đồng quan điểm với bạn bè, với mọi người xung quanh. Trẻ cần được tập luyện đối mặt với chúng, và cách xử lý hài hòa các tình huống đó.

Trẻ cần học cách đối diện với những rắc rối, và xử lý khôn  khéo các tình huống đó.

Đối mặt với trở ngại, khó khăn và vượt qua chúng

Giúp trẻ nhận thức ra cần làm gì khi gặp khó khăn, cần làm gì để có thể đứng vững trên đôi chân của mình mà không cần dựa dẫm vào người khác. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng con còn bé bỏng, cần bảo vệ chúng, không để cho con làm những việc nặng nhọc hoặc giúp con trước những tình huống xấu, như vậy trẻ sẽ nghĩ rằng, dù xảy ra chuyện gì, bố mẹ sẽ lo cho mình, vô tình chúng không rèn được kỹ năng sống tự mình vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, dễ bị phụ thuộc vào người khác.

Rèn kỹ năng sống – Dạy trẻ xin lỗi và tha thứ khi chúng mắc lỗi

Trẻ cần được hiểu rằng ai cũng có thể mắc sai lầm, không ai là hoàn hảo cả. Do đó, chúng cần được học cách nhận lỗi và biết bao dung tha thứ cho người khác.

Dạy trẻ cách thể hiện lòng tốt, sự giúp đỡ bạn bè, người thân hay những người kém may mắn hơn chúng

Tốt bụng chính là một đức tính quý giá trong cuộc sóng, trẻ cần thể hiện sự chân thành, biết quan tâm và giúp đỡ người khác.

Bạn cần biết lòng tốt sẽ giúp củng cố những mối quan hệ tốt đẹp giữa mọi người.

Rèn cho trẻ luôn suy nghĩ tích cực và biết tập trung nhiều hơn vào những mặt tốt đẹp của cuộc sống

Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng nhưng quan trọng là chúng ta có giữ được thái độ lạc quan trước mọi thứ hay không. Bố mẹ hãy giúp trẻ nhìn ra những mặt tích cực của cuộc sống thay vì những mảng tiêu cực để trẻ biết rằng thế giới xung quanh có rất nhiều điều tốt đẹp. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ giữ thái độ lạc quan bằng cách tạo cho trẻ niềm vui từ những điều nhỏ bé nhất. Một cuộc sống gia đình hạnh phúc cũng chính là nguồn cơn để tạo nên thái độ sống lạc quan cho trẻ đấy bố mẹ ạ.

Trẻ nhỏ tuy rằng chưa phải trải qua nhiều khó khăn trong cuộc sống như những người trường thành nhưng những gì diễn ra xung quanh trẻ cũng sẽ có tác động rất nhiều đến thái độ sống của trẻ. Chính vì thế, nếu bố mẹ muốn dạy trẻ có thái độ sống lạc quan thì trước hết, bố mẹ phải cho trẻ thấy rằng chính bố mẹ cũng như thế. Khi trẻ gặp những chuyện không vui hay những chuyện làm trẻ thấy khó chịu, bố mẹ hãy giúp trẻ nhìn ra những mặt tích cực của sự việc đó, phân tích cho trẻ hiểu và nếu có thể hãy gợi ý cho trẻ cách giải quyết phù hợp để giảm căng thẳng cho trẻ, bố mẹ nhé!

Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ môi trường xung quanh

Trẻ cần được giáo dục nhận thức rằng trái đất là môi trường để chúng tồn tại, do đó, chúng ta cần bảo vệ môi trường sống một cách cẩn thận, những hành động bảo vệ như: chăm sóc cây, vứt rác đúng nơi quy định…

Kỹ năng tự phục vụ – tự chăm sóc bản thân

Bố mẹ cần dạy cho trẻ cách tự chăm sóc bản thân mình như: tự đánh răng, tự mặc quần áo, tự cất đồ chơi sau khi chơi xong, lau dọn những chỗ mình làm bẩn…

Dạy trẻ biết thể hiện tình cảm, biết yêu thương chân thành

Yêu thương là một chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của con người. Bố mẹ hãy dạy trẻ biết yêu thương bản thân và những người khác, cách trao và nhận yêu thương.

Biết vệ sinh cá nhân

Dạy trẻ kỹ năng sống chính là dạy trẻ biết tự vệ sinh cá nhân ngay từ khi còn nhỏ. Bố mẹ nên bắt đầu từ việc dạy trẻ làm sạch răng miệng, tắm rửa sạch sẽ và chuẩn bị quần áo. Nhớ đừng quên giành lời khen khi trẻ làm đúng bố mẹ nhé.

Giáo dục giới tính

Tuy giáo dục giới tính khá nhạy cảm nhưng bố mẹ không nên vì thế mà trốn tránh vấn đề này. Khi trẻ đủ lớn, bố mẹ nên giải thích cho trẻ tầm quan trọng của tình yêu và quan hệ tình dục an toàn. Hãy cho trẻ biết đâu là “vùng cấm” trên cơ thể và dạy trẻ cách để bảo vệ bản thân trong mọi trường hợp. Điều này sẽ giúp trẻ biết cách phòng tránh khỏi những trường hợp xấu như bị lạm dụng hay xâm hại tình dục.

Khi nhà trường chỉ chú trọng dạy văn hoá mà không quan tâm nhiều đến việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ dù học giỏi nhưng thụ động, không dám giao tiếp trước đám đông còn nguy hiểm hơn cả việc học dốt. Để không rơi vào tình trạng đó, các bậc phụ huynh cần chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho con mình ngay từ bây giờ bằng các phương pháp như trên hoặc có thể cho con tham gia các khóa học kỹ năng sống tại các trung tâm uy tín. Đầu tư vào kỹ năng sống cho con là sự đầu tư khôn ngoan và chúng tôi tin giá trị nhận về sẽ xứng đáng với công sức bạn bỏ ra.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

41 dấu hiệu cho biết lục phủ ngũ tạng có vấn đề

Tranh tô màu ô tô cho bé trai kích thích tư duy, sáng tạo

Ngày hết hạn giấy đăng ký kết hôn