Lộ trình thăng tiến của một Quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng là một công việc đáng mơ ước của nhiều người, đặc biệt là những ai đang làm việc trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn. Ở ngành này, bằng cấp chỉ là một phần và nếu muốn thăng tiến, bạn sẽ cần có một lộ trình rõ ràng, chuẩn bị từng bước ngay từ khi bắt đầu với những vai trò cơ bản.

Quản lý là một trong những việc làm nhà hàng nhiều người mơ ước. Họ chịu trách nhiệm giám sát hoạt động kinh doanh của một môi trường có nhịp độ nhanh và thú vị, vừa cần có sự am hiểu với ẩm thực, dịch vụ khách hàng, vừa bao gồm những kiến thức chuyên môn và quản lý, thương mại. Mỗi người có một cách khác nhau để nỗ lực và thăng tiến nhưng thông thường, ai cũng sẽ trải qua những bước cơ bản – từ đi học, làm việc trong vai trò đơn giản như nhân viên tới khi lên giám sát, quản lý.

Lộ trình thăng tiến của một Quản lý nhà hàng
Để trở thành Quản lý nhà hàng cần có kỹ năng, tố chất gì?

1. Yêu cầu trình độ, kỹ năng đối với quản lý nhà hàng

Tìm việc làm hay có mục tiêu trở thành quản lý nhà hàng, trước hết bạn phải hiểu được những yêu cầu với vị trí này, có như vậy mới chuẩn bị sẵn sàng được. Một quản lý nhà hàng xuất sắc phải có sự kết hợp của tính cách cá nhân, các kỹ năng mềm và kỹ năng cứng cũng như bằng cấp phù hợp.

Nhiệm vụ quản lý nhà hàng rất đa dạng và đầy thách thức. Ở mức độ cá nhân, bạn nên là người có các phẩm chất như:

  • Kỷ luật.
  • Tính cách hòa nhã, nhiệt tình, thích giúp đỡ mọi người xung quanh.
  • Tư duy nhanh, giải quyết vấn đề tốt.
  • Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo.

Một quản lý nhà hàng không nhất thiết phải là một đầu bếp giỏi hay biết pha chế. Dù bạn bắt đầu từ việc làm nhà hàng nào như nhân viên bếp hay nhân viên phục vụ, barista… thì đều có thể trở thành quản lý nhà hàng khi thành thạo 1 vài kỹ năng chuyên môn, có thành tích tốt trong công việc, giành được các giải thưởng – như sự ghi nhận và đặc biệt là bạn có thể cho thấy kỹ năng quản lý, tổ chức, sắp xếp công việc.

Lộ trình thăng tiến của một Quản lý nhà hàng
Cơ hội thăng tiến lên làm Quản lý nhà hàng với nhân viên có thành tích tốt

2. Con đường sự nghiệp để thăng tiến lên quản lý nhà hàng

Cũng như không có hai quản lý nhà hàng nào giống nhau hoàn toàn, có nhiều con đường khác nhau để bạn đảm nhiệm vai trò này. Ngoài tìm việc làm Quản lý nhà hàng trên các trang web tuyển dụng online thì bạn cũng có thể lựa chọn con đường phấn đấu để thăng tiến ngay từ những vị trí thấp nhất. Một số con đường sự nghiệp phổ biến nhất gồm có:

  • Từng bước nỗ lực từ vai trò đầu vào: Đa số các quản lý nhà hàng đều bắt đầu từ những vị trí việc làm khách sạn cơ bản như nhân viên phục vụ, lễ tân nhà hàng hay đầu bếp. Khi năng lực được ghi nhận, bạn dần thăng tiến lên các vai trò tầm trung, chẳng hạn như giám sát ca, giám sát bộ phận… và dần trở thành quản lý. Nhìn chung, lộ trình này có thể tốn từ 4 – 6 năm hoặc lâu hơn và đòi hỏi bạn phải không ngừng nỗ lực, cạnh tranh. Hơn nữa, làm quản lý nhà hàng trong nhà hàng nhỏ khác với các cơ sở lớn hơn, cao cấp hơn nên bạn sẽ phải từng bước cố gắng, thích nghi, thay đổi và chứng minh khả năng của mình.
  • Mở nhà hàng, tự kinh doanh và học hỏi, tiến bộ: Một trường hợp khác là bạn có vốn và tự mở nhà hàng hoặc làm quản lý trong nhà hàng của gia đình, người thân, quen biết. Lúc này, bạn sẽ không mất quá nhiều năm để phát triển bản thân, để tích lũy kinh nghiệm. Dĩ nhiên, bạn vẫn sẽ phải đối diện với áp lực về doanh thu, lợi nhuận.

3. Tạo CV xin việc quản lý nhà hàng

CV xin việc quản lý nhà hàng của bạn không chỉ cần chuyên nghiệp mà còn phải cho thấy niềm đam mê của bạn với lĩnh vực này, tốt nhất là làm nổi bật phần kinh nghiệm và kỹ năng. Một bản CV ấn tượng nên được mở đầu bằng một đoạn mục tiêu nghề nghiệp cho thấy bề rộng của các kinh nghiệm bạn có, lý do tại sao bạn muốn trở thành quản lý nhà hàng cũng như các mục tiêu dài hạn hướng đến việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của nhà hàng.

Ở phần kinh nghiệm trong CV xin việc quản lý nhà hàng, bạn nên liệt kê cả thành tích đạt được, chẳng hạn như làm giám sát nhà hàng, chịu trách nhiệm quản lý và đào tạo 10 nhân viên…

Lộ trình thăng tiến của một Quản lý nhà hàng
Hướng dẫn cách tạo CV xin việc Quản lý nhà hàng chuyên nghiệp

4. Phỏng vấn quản lý nhà hàng

Dù bạn tự mình tìm việc làm tại website tuyển dụng: https://vn.applyjob.org hay được thăng chức trong nội bộ doanh nghiệp, ví dụ từ giám sát nhà hàng lên quản lý nhà hàng chẳng hạn thì bạn cũng sẽ phải trải qua buổi phỏng vấn với ban giám đốc. Câu hỏi cụ thể thì không giống nhau, nhưng ở tất cả các nhà hàng, người quản lý được kỳ vọng sẽ định hướng, thúc đẩy hoạt động kinh doanh tốt hơn và đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân sự mạnh để phát triển lâu dài. Do đó, khi trao đổi với nhà tuyển dụng, bạn nhất định phải chuẩn bị để nói về các định hướng, tham vọng, cho thấy sự am hiểu với thị trường, đối tượng khách nhà hàng hướng tới và kỹ năng lãnh đạo.

Nhìn chung, công việc quản lý nhà hàng là về kỹ năng, khả năng kinh doanh cũng như lãnh đạo và chịu trách nhiệm. Nếu như đây là mục tiêu của bạn, hãy bắt đầu từ sớm và cố gắng từng bước một, cuối cùng bạn sẽ thành công. Việc làm nhà hàng đa dạng, nếu bạn chưa đủ khả năng và kinh nghiệm để đảm nhận ngay vị trí Quản lý thì cũng đừng nản chí bởi còn nhiều cơ hội khác. Với sự nỗ lực trau dồi, cải thiện bản thân, dù ở vị trí thấp, tương lai bạn chắc chắn sẽ có cơ hội thăng tiến lên làm Quản lý nhà hàng.



source https://www.haynhat.com/lo-trinh-thang-tien-cua-mot-quan-ly-nha-hang/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

41 dấu hiệu cho biết lục phủ ngũ tạng có vấn đề

Tranh tô màu ô tô cho bé trai kích thích tư duy, sáng tạo

Ngày hết hạn giấy đăng ký kết hôn