Học kiến trúc, bạn có nhất thiết phải tìm việc làm kiến trúc sư?
Việc hoàn thành tấm bằng kiến trúc trong trường đại học có thể chứng minh được rằng bạn có các kỹ năng chuyên sâu trong thiết kế, kỹ thuật, sáng tạo và dĩ nhiên, bạn có đủ năng lực để trở thành kiến trúc sư tài năng. Tuy nhiên, dù có học kiến trúc thì bạn cũng không nhất thiết phải trở thành kiến trúc sư, có nhiều công việc khác cho bạn lựa chọn.
Không thể phủ nhận rằng dù trong quá khứ hay hiện tại và cả tương lai, kiến trúc sư vẫn là nghề nghiệp được nhiều người mơ ước, ngưỡng mộ. Mặc dù vậy, thực tế vẫn là không phải ai cũng phù hợp để làm kiến trúc sư. Bằng cấp chuyên ngành kiến trúc chỉ là một phần, bên cạnh đó, năng khiếu, cơ hội, sự kiên định với nghề… tất cả đều sẽ ảnh hưởng tới con đường sự nghiệp của bạn.
I. Các cơ hội việc ngành làm kiến trúc
Thay vì tự giới hạn cơ hội việc làm với tấm bằng kiến trúc của mình, bạn có thể cân nhắc đến những vị trí khác liên quan, chẳng hạn như: Kỹ thuật viên CAD, thiết kế kiến trúc nội thất, nghiên cứu quy hoạch, thiết kế đô thị, quản lý xây dựng, thanh tra hoặc viên chức bảo tồn các tòa nhà và công trình văn hóa lịch sử, điều tra viên quy hoạch và phát triển, kỹ sư kết cấu hay kiến trúc sư cảnh quan… Hãy nhớ rằng, có nhiều nhà tuyển dụng chấp nhận sinh viên tốt nghiệp ngành kiến trúc nên bạn hoàn toàn có cơ hội cân nhắc đồng thời cả việc làm kiến trúc sư và các vai trò khác, miễn là phù hợp.
Nếu như bạn chủ động tìm kiếm các cơ hội trải nghiệm công việc thiết kế hoặc liên quan ngay từ khi còn trên ghế nhà trường thì bạn sẽ có lợi thế khi tìm việc làm kiến trúc sư. Những cơ hội đó sẽ giúp bạn thực sự hiểu về thực tiễn kiến trúc và ngành công nghiệp này – bao gồm cả triển vọng cũng như thách thức. Không chỉ vậy, bạn cũng có những mối quan hệ hữu ích trong ngành, có được sự tự tin và rèn luyện để nâng cao bộ kỹ năng của mình – từ thiết kế tới quy hoạch, tính toán, lựa chọn nguyên vật liệu…
Trải nghiệm, ngay cả khi chỉ là vài tháng thực tập trong vai trò kiến trúc sư cũng là minh chứng tốt nhất để bạn chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn có tiềm năng, chăm chỉ và đáng tin cậy.
Trường hợp bạn quyết tâm tìm việc làm kiến trúc sư thì ngay từ đầu, hãy cố gắng tiếp cận trực tiếp các phương pháp thực hành để tìm kiếm kinh nghiệm làm việc, tốt nhất là xin thực tập, học việc, làm trợ lý kiến trúc sư… tại các công ty kiến trúc, thiết kế hoặc xây dựng. Tham khảo tin đăng tuyển dụng kiến trúc sư tại https://vn.joboko.com/t%C3%ACm-vi%E1%BB%87c-l%C3%A0m để lựa chọn vị trí thực tập phù hợp, giúp rèn luyện kinh nghiệm, kỹ năng, từ đó gia tăng cơ hội có được việc làm chính thức.
Trong khi đó, nếu bạn muốn chuyển sang các lĩnh vực liên quan như thiết kế cảnh quan, môi trường xây dựng và các công việc thiết kế khác thì có thể tự mày mò, làm các công việc freelancer, tự học lấy kiến thức cũng như cập nhật các xu hướng của ngành.
II. Tìm việc làm kiến trúc sư ở đâu?
Bạn có thể tìm việc làm kiến trúc sư tại rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan. Sinh viên mới tốt nghiệp có thể được tuyển dụng bởi các công ty với ít hơn 10 nhân viên hoặc các doanh nghiệp xây dựng kinh doanh nhiều lĩnh vực như quy hoạch, thiết kế đô thị, tư vấn kiến trúc… Dĩ nhiên, bạn cũng có thể ứng tuyển vào cơ quan nhà nước, chẳng hạn như trong các viện nghiên cứu, viện thiết kế kiến trúc…
Để tìm việc làm kiến trúc nhanh chóng, bạn hãy tham khảo tin đăng tuyển dụng tại https://vn.applyjob.org. Tùy theo tiêu chí tìm việc của bạn như địa điểm, mức lương…, hệ thống sẽ gợi ý danh sách việc làm kiến trúc phù hợp cho bạn lựa chọn.
III. Nên đưa kỹ năng nào vào CV xin việc kiến trúc sư?
Trong quá trình theo học ngành kiến trúc, bạn sẽ phát triển các kỹ năng cụ thể như vẽ, thiết kế, mô hình hóa… – kỹ năng chuyên môn, cộng với một loạt các kỹ năng quan trọng khác. Khi viết vào CV xin việc kiến trúc sư, bạn có thể liệt kê theo thứ tự ưu tiên những kỹ năng bạn tự tin nhất, bao gồm:
- Kỹ năng vẽ, thiết kế kiến trúc.
- Kỹ năng tính toán.
- Kỹ năng CNTT, ví dụ sử dụng công cụ, phần mềm CAD.
- Kỹ năng quản lý dự án.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề một cách logic, hợp lý.
- Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
- Kỹ năng nghiên cứu.
- Kỹ năng ra quyết định.
IV. Kiến trúc sư có nên tiếp tục học lên?
Để trở thành kiến trúc sư, ngoài tấm bằng đại học bạn sẽ cần tiếp tục học trong thực tiễn để lấy chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư (cấp I, cấp II). Nhiều bạn lựa chọn theo học các chương trình trao đổi hoặc đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài, học thêm về quản lý hoặc bằng cấp kinh tế, luật, ngoại ngữ để có thêm cơ hội việc làm và thăng tiến. Hơn nữa, nghề kiến trúc đòi hỏi bạn phải liên tục học để nâng cao sự hiểu biết, đi nhiều biết nhiều thì mới có ý tưởng, có sức sáng tạo.
Học xong chương trình đào tạo ngành kiến trúc, thay vì chỉ tập trung tìm việc làm kiến trúc sư, bạn có thể cân nhắc đến một số cơ hội nghề nghiệp khác. Với chuyên môn, sự nỗ lực thì bạn sẽ thành công dù bắt đầu ở bất cứ vị trí nào.
source https://www.haynhat.com/hoc-kien-truc-ban-co-nhat-thiet-phai-tim-viec-lam-kien-truc-su/
Nhận xét
Đăng nhận xét